Khám phá về Kintsugi: Nghệ thuật phục hồi gốm sứ đã vỡ bằng vàng

22/06/2022 03:57

Thường được gọi một cách mỹ miều là “sự kết hợp vàng”Kintsugi, hay Kintsukuroi, là kỹ thuật phục hồi gốm sứ lâu năm của Nhật Bản. Thay vì sử dụng keo dán thông thường, nghệ sĩ Kintsugi lại sử dụng một loại nhựa cây đặc biệt hòa với bột vàng, bạc, hay bạch kim để chám lại các mảnh gốm đã vỡ. Và khi đã hoàn thành, ta sẽ có được một món đồ gốm độc nhất vô nhị với nét chấm phá là những đường chám vàng lấp lánh.

Ảnh: Stock Photos từ Lia_t/Shutterstock

 

Có thể nói, kỹ thuật này là vô cùng độc đáo bởi thay vì cố gắng che đậy vết rạn nứt hay vết vỡ, kintsugi lại cố tình làm nổi bật lên khuyết điểm ấy với những đường vàng vô cùng bắt mắt. Trên thực tế, sau khi qua tay nghệ nhân Kintsugi, món đồ gốm được hồi sinh và thậm chí còn trở nên đẹp đẽ và bắt mắt hơn.

Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về nghệ thuật thủ công vô cùng thú vị và độc đáo này.

Sự ra đời của Kintsugi

Mặc dù hiện tại nguồn gốc ra đời của kintsugi vẫn là một bí ẩn, nhiều nhà sử học tin rằng nó xuất hiện từ thế kỷ 15. Theo chuyện kể, nghề thủ công này ra đời khi mà tướng quân người Nhật Ashikaga Yoshimasa gửi một chén trà nứt sang trở lại Trung Quốc để được phục hồi. Sau khi được gửi trở lại, tướng quân Yoshimasa không hề hài lòng bởi chiếc chén đã được chám lại bằng một thứ kim loại xấu xí. Điều này đã kích thích nghệ nhân đương thời, hướng họ sáng tạo một cách phục chế có thẩm mỹ hơn, vậy là, kintsugi được ra đời.

Chân dung của Ashikaga Yoshimasa, thế kỷ 15 (Ảnh: Wikimedia Commons)

 

Đến thế kỷ 17, kintsugi trở nên phổ biến tại Nhật Bản. Theo lời ông Louise Cort, người quản lý các tác phẩm gốm sứ tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Freer và Phòng trưng bày Arthur M. Sackler, chính ở thời kỳ này, một vị quân sĩ người Nhật đã mua, cố tình làm vỡ, và phục chế các sản phẩm gốm sứ để kiếm lời. Điều này chứng minh rằng từ đầu thế kỷ 17, kỹ thuật kintsugi khá phổ biến trong phục chế đồ gốm sứ.

Ngoài giá trị mỹ học, kintsugi còn truyền tải một giá trị triết học tương tự mang tên wabi-sabi. Đây là triết lý về việc khám phá nét đẹp trong sự khiếm khuyết hoặc không hoàn mỹ. Bên cạnh đó, kintsugi cũng truyền tải thông điệp mottainai về sự tiết kiệm, hay mushin (chấp nhận những thay đổi).

Phương pháp

Ba phương pháp chính trong kintsugi phải kể đến là: nứt, mảng rời, và gắn ghép. Vật liệu chung được sử dụng trong cả ba phương pháp là bột vàng, bạc, hay bạch kim. Mỗi phương pháp lại cho ra những thành quả khác biệt.

Ảnh: Ervaar Japan từ Flickr

NỨT

Với phương pháp nứt, nghệ nhân sẽ chám các nết nứt hoặc vỡ với một đường keo vàng mảnh bắt mắt. Đây cũng chính là phương pháp phục hồi phổ biến nhất của kintsugi và những mạch gân vàng lấp lánh chính là biểu tượng của kintsugi.

kintsugi-4

Ảnh: Stock Photos từ photoBeard/Shutterstock

MẢNG RỜI

Đối với phương pháp này, nghệ nhân sẽ thay thế hoàn toàn mảng vỡ bằng mảng thế được chế tác đặc biệt từ hợp chất này.

kintsugi-5

Ảnh: Stock Photos từ photoBeard/Shutterstock

GÁN GHÉP

Với phương pháp này, người nghệ sĩ sẽ sử dụng một mảng gốm sứ khác để chám vào mảng vỡ, sử dụng một loại keo đặc biệt.

kintsugi-6

Ảnh: Amazing Gold Life on Earth từ Flickr

Nghệ thuật Kintsugi ngày nay

Ngày nay, rất nhiều nghệ sĩ và thợ thủ công tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề thủ công truyền thống này. Nếu như Tomomi Kamoshita và Yee Sookyung lựa chọn kết hợp kintsugi vào các tác phẩm gốm sứ của họ thì Elisa SheehanRachel Sussman, và Tatiane Freitas đã áp dụng kintsugi lên những chất liệu khác như vỏ trứng, gỗ, hay thậm chí là vải.

TOMOMI KAMOSHITA

Nghệ sĩ Nhật Bản Tomomi Kamoshita đã thổi một luồng gió mới vào những món đồ gốm thông dụng có sẵn như khuyên tai hay đôi đũa, bằng các chi tiết kintsugi. Tương tự các nghệ sĩ kintsugi về trước, Kamoshita có truyền tải một thông điệp xuyên suốt các tác phẩm của mình. “Như mọi người đều biết,” cô chia sẻ, “sóng thần đã cướp đi của chúng tôi rất nhiều thứ, xong, nó cũng đem lại cho chúng tôi nhiều thứ.”

kintsugi-7

Ảnh: twitter

YEE SOOKYUNG

Yee Sookyung chủ yếu sử dụng phương pháp nứt của kintsugi để cho ra đời các tác phẩm tượng với hình thù kỳ quái được ghép lại từ nhiều mảnh gôm sứ vỡ. Nữ nghệ sĩ tài năng đã hô biến những món đồ gốm sứ thông thường trở thành những chiếc lọ độc đáo mang tính chất phúng dụ, sử dụng bột vàng 24 carat. “Tác phẩm này phản ánh những sóng gió trong cuộc đời của mỗi người. Tuy nhiên, chính những sóng gió này đã hoàn thiện con người, giúp họ trở nên mạnh mẽ và trưởng thành hơn.”

kintsugi-8Ảnh: anothersomething.org

ELISA SHEEHAN

Nghệ sĩ người New York Elisa Sheehan thực hiện bộ sưu tập manh tên Kintsugi Eggshells (vỏ trứng kintsugi). Trong bộ sưu tập này, các vỏ trứng đã được hô biến trở thành những tác phẩm nghệ thuật rực rỡ sắc màu lấp lánh ánh vàng. Nó phản ánh sự bất toàn như một giá trị đích thực. Sheehan sử dụng màu nước và lá vàng để tạo nên các tác phẩm đặc sắc này.
kintsugi-10

Ảnh: singulart.com

RACHEL SUSSMAN

Nghệ sĩ người Brazil Rachel Sussman đã mang kintsugi ra ngoài phố. Cô sử dụng kinsugi để sửa các vết nứt ở những nơi công cộng. Dự án mang tên “Sidewalk Kintsukuroi” của Sussman đã đem nghệ thuật kintsugi tới gần hơn với công chúng, đồng thời, giúp truyền tải sự bền bỉ, một đặc tính của người dân xứ sở mặt trời mọc.

kintsugi-11

TATIANE FREITAS

Nghệ sĩ Tatiane Freitas nổi tiếng với sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và hiện đại trong thiết kế của mình. Cô sử dụng nhựa thông acrylic để sửa chữa đồ nội thất gỗ, cho ra đời những món đồ vô cùng độc đáo và sáng tạo.

kintsugi-12

Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ, hoặc yêu thích những sản phẩm gốm sứ Nhật Bản, vui lòng liên hệ với miranhouse nhé!

BÌNH LUẬN CỦA BẠN
0888004598
Liên hệ qua Zalo
Messager